Xử trí hóc xương

Một trong những nguyên nhân gây ra hóc xương là do cười đùa khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, say rượu, ăn cả xương hoặc không phát hiện ra xương nên ăn và nuốt luôn. Vị trí hóc thường gặp ở họng, thành họng sau, thực quản... Biểu hiện của hóc xương là đau khi nuốt, nuốt vướng. Nếu để muộn sau 24 giờ trở đi có thể có biến chứng viêm tấy hoặc áp-xe nơi xương hóc. Biểu hiện sốt, nuốt đau không ăn uống được.

Nội soi họng xử trí dị vật. Ảnh: Trần Minh

Xử trí khi hóc xương: ngay sau khi bị hóc xương, người bệnh nên dừng bữa ăn. Tuyệt đối không chữa mẹo hay cố ăn miếng to nhằm đẩy xương hóc trôi xuống sẽ gây hậu quả nghiêm trọng vì xương hóc có thể đâm thủng bất cứ vị trí nào của đường tiêu hóa. Điều quan trọng là không được chần chừ hay e ngại mà phải đi khám tai mũi họng ngay (trong vòng 6 giờ đầu) để bác sĩ soi và gắp xương càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây nhiễm khuẩn. Trường hợp xương hóc ở vùng trên họng, bác sĩ có thể soi bằng gương thông thường thấy thì việc gắp sẽ dễ dàng. Trường hợp xương hóc ở sâu phải dùng ống soi họng hoặc thực quản để gắp. Đặc biệt trường hợp hóc xương ở thực quản đến muộn đã có biến chứng nhiễm khuẩn việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều. Ngoài việc nội soi gắp xương còn phải hút mủ ổ viêm, đặt sonde mũi dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh. Trường hợp nặng hơn có thể phải phải phẫu thuật mở lồng ngực dẫn lưu ổ áp-xe và lấy dị vật khi nội soi thất bại.

Để không bị hóc xương mọi người cần chú ý: không ăn uống vội vàng, không nói chuyện và cười đùa trong khi ăn, không nên húp cơm canh, cháo bún, nhai cả xương lẫn thịt, đặc biệt trẻ em và người già khi chế biến món ăn cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi đã hóc xương tuyệt đối không được chữa

mẹo. BS. Trần Mạnh Toàn

Dấu hiệu và cách trị viêm khớp tự phát ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau khớp trẻ em như đau mỏi xương khớp tuổi phát triển, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao, viêm sau chấn thương..., cho đến những bệnh khớp mạn tính do một số rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp. Một trong những bệnh khớp mạn tính thường gặp ở trẻ em là bệnh viêm khớp tự phát.

Bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ em thuộc nhóm bệnh tự miễn, là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, bệnh nhân bị bệnh trước 16 tuổi. Bệnh thường khởi phát sau khi nhiễm virut hoặc nhiễm khuẩn (Chlamydia mycoplasma, Streptococcus, Salmonella, Shigella).

 Bệnh này không hiếm gặp nhưng rất ít cha mẹ hiểu biết rõ nên đa số trẻ thường được đưa đến chuyên khoa khám muộn. Một số trẻ em trước khi đến Bệnh viện Nhi đã đi khám, chữa hàng năm trời ở nhiều nơi nhưng không phát hiện bệnh dẫn tới bệnh tiến triển nặng, biến dạng khớp và nhiều biến chứng khác.

Dấu hiệu và cách trị viêm khớp tự phát ở trẻ 1Khớp bàn tay bị viêm trong bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ em.

Các triệu chứng của viêm khớp tự phát

 Sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng thuốc giảm đau thông thường. Trẻ có thể bị nổi ban đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh. Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, trẻ có thể bị sưng đau một vài hoặc nhiều khớp như khớp cổ tay, khớp gối, khớp háng, mắt cá chân...

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh khớp tự phát ở trẻ em có khả năng gây tàn phế. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện viêm khớp trên 6 tuần, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng thuốc giảm đau liều thông thường cần phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng teo cơ thậm chí tàn phế.

Ở trẻ lớn thường là thể viêm ít khớp, chủ yếu ở một vài khớp to như khớp gối, khuỷu tay, khớp háng, nhưng cũng có thể gặp ở khớp thái dương hàm và khớp cổ. Nơi khớp sưng thấy phù nề, sờ nóng nhưng không đỏ và ít đau. Khi sụn khớp đã bị dính và xơ thì khớp trở nên cứng và hạn chế sự vận động kèm theo các cơ ở chi đó bị teo. Ngoài các triệu chứng ở khớp ra, trẻ có thể sốt cao, phát ban, hạch to, viêm thanh mạc, viêm màng phổi...

Điều trị viêm khớp tự phát thế nào?

Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt nhằm hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp, tối ưu hóa các vận động khớp nhằm đạt tới chức năng khớp bình thường cho bệnh nhân. Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc...

Biện pháp không dùng thuốc (vật lý tri liệu)

Có thể dùng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên, trong thời gian đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp nhưng cần lựa chọn tư thế sao cho giữ được biên độ vận động lớn nhất.

Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày của trẻ như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, trong những đợt tiến triển nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có giấc ngủ đầy đủ.

 Biện pháp dùng thuốc bao gồm thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm giảm đau và các thuốc điều trị cơ bản tức thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm làm giảm, khống chế quá trình viêm khớp.

Do đặc thù bệnh khởi phát ở tuổi trẻ em, tổn thương nhiều vị trí, có thể có những biến chứng ảnh hưởng xấu đến việc sinh hoạt của trẻ nên việc điều trị cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như thấp khớp học, nhi khoa, phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý kết hợp với sự chăm sóc của gia đình.

BS. Trần Quang Nhật

 

Rước bệnh với những đồ giải nhiệt tẩm hóa chất cực bẩn

Trà chanh

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Trà chanh.

Trà chanh thứ nước giải nhiệt cực đã. Thức uống thanh nhiệt này được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh doanh, muốn thức uống đẹp mắt, ngon miệng mà giá thành lại rẻ là tiêu chí cạnh tranh, hút khách mà chủ quán có thể dùng những nguyên liệu rẻ tiền như: Ở một số cửa hàng bán nước giải khát, người ta sử dụng trà vụn, chanh hóa học mà người bán hàng gọi là chanh tinh luyện, đường hóa học và tinh dầu nhài để chế ra trà chanh.

Tinh chất chanh và siro không rõ nguồn gốc.

Với các loại tinh chất là hàng trôi nổi, không nhãn mác có các tạp chất còn tồn tại trong đó, khi dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cao nhất có thể dẫn đến sỏi thận hoặc ung thư.

Trà đá

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Trà đá, tuy rẻ nhưng cũng có thể được pha bằng các loại bột hương liệu.

Chỉ với 2000-3000 đồng là bạn đã có một cốc trà đá mát lạnh. Tuy rẻ nhưng thức uống này cũng có thể được pha chế bằng bột hương liệu tạo mùi, tạo màu, tạo vị cùng với nước lã, đá bẩn,… chứa các chất độc hại, vi trùng vi khuẩn, ảnh hưởng lớn đến thận, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của bạn. Thậm chí khi chúng có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli - một loại vi khuẩn chứa trong phân. Khi sử dụng chúng với tỷ lệ cao sẽ khiến bạn bị ngộ độc.

Trà sữa trân châu

Thức uống này rất được các bạn trẻ ưa chuộng và đã làm mưa làm gió trên thị trường nhiều năm nay. Trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh khá nhiều về việc trà sữa trân châu của Đài Loan có chứa chất gây suy thận (axít maleic). Dù cơ quan chức năng VN cũng khẳng định, chưa cấp phép cho loại sản phẩm dạng bột làm trà sữa trân châu của Đài Loan nhưng trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều nguyên liệu pha chế loại đồ uống này không rõ nguồn gốc.

Nhiều chủ quán tiết lộ, các loại trân châu trong trà sữa hoặc các loại chè chủ yếu được nhập từ nước ngoài (nhiều loại trân châu đen xuất xứ Trung Quốc) hoặc lấy mối từ các cơ sở gia công. Cùng với nhiều chất tạo màu, tạo mùi khác để pha chế nên một cốc trà sữa. Bạn hãy cảnh giác khi dùng loại nước uống này.

Chè

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Món khoái khẩu này là món ăn được nhiều người yêu thích từ người lớn đến trẻ nhỏ. Không chỉ đơn thuần là đậu, khoai, chuối, ngô,… mà những cốc chè Thái, chè Sing, chè thập cẩm còn có đày đủ các gia vị khác như rau câu, siro, mứt, trân châu,…

Cốc chè trở nên bắt mắt nhưng thực chất chúng thường được làm từ những nguyên liệu hóa học, phẩm màu, tạp chất không rõ nguồn gốc rất mất vệ sinh.

Những nguyện liệu giúp món chè trở nên hấp dẫn hơn này được bày bán rất nhiều ở các khu chợ đầu mối với số lượng lớn, được đựng trong những túi nilon to lỏng lẻo, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Với những món chè thông thường làm bằng nguyên liệu thiên nhiên sẽ có mùi dịu nhẹ, ngọt thanh. Nhưng với những loại chè được dùng từ những nguyên liệu chứa nhiều hóa chất, phẩm màu thì chúng thường có mùi thơm và vị ngọt hắc, ăn xong có thể sẽ cảm thấy đắng lưỡi hay lợm giọng. Do đó, hãy cảnh giác với những món chè hè phố. Nếu có thời gian bạn nên tự tay nấu chè tại nhà cho cả gia đình cùng ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe của gia đình.

Kem

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Mùa hè, các loại kem que, kem túi, kem ốc quế,… với giá từ 3.000-5.000 đồng được phục vụ ngay ở các cổng trường, vỉa hè, góc chợ... Những loại kem rẻ tiền này thường được sản xuất với nước bẩn, hóa chất tạo màu, tạo mùi vị, bột làm kem không nguồn gốc, nhãn mác...

Rất nhiều mẫu kem đã được kiểm tra và xét nghiệm cho kết quả có chứa chất adao – một loại keo được dùng trong xây dựng. Adao sẽ giúp kem cứng, lâu tan chảy hơn.

Dừa xiêm

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Dừa xiêm được tẩy trắng bằng hóa chất.

Nhiều quán bán dừa xiêm sử dụng một loại bột màu trắng, mịn như bột mì để làm trắng quả dừa. Hòa bột này với nước và ngâm dừa khoảng 2 phút thì những trái dừa không bị thâm đen, màu trắng của trái dừa được giữ trong nhiều ngày.

Chanh muối

Chanh muối là một loại nước giải khát rất được yêu thích. Tuy nhiên, có rất nhiều loại chanh muối được sử dụng công nghệ tẩy trắng siêu tốc, ngâm hóa chất độc hại tại những cơ sở sản xuất cực bẩn.

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Chanh muối được ngâm vào các thùng phuy ngay cạnh cống bẩn.

Một số cơ sở sản xuất, chế biến chanh muối từng bị phát hiện với tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chanh muối được ngâm vào những chiếc thùng phuy sắt to, đã có dấu hiệu gỉ sét, những chiếc thùng đó còn được dựng ngay sát những chiếc cống bẩn, đầy rác thải. Những người công nhân thường xuyên dùng tay trực tiếp, không có găng tay hay dụng cụ vệ sinh hỗ trợ để vớt chanh và rắc muối, mới chỉ nhìn thôi đã biết là vô cùng mất vệ sinh.

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Chanh muối ngâm theo quy trình tự nhiên (trái) và chanh muối ngâm tẩm hóa chất tẩy trắng (phải) có màu sắc khác hẳn nhau.

Ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, một số cơ sở còn sử dụng hóa chất tẩy trắng cho chanh. Cả một thùng đầy chanh chỉ cần một thìa bột tẩy trắng. Loại bột này khi cho vào nước ngâm chanh, sẽ làm vỏ chanh trắng, mềm, dễ ngấm muối chỉ trong khoảng nửa tiếng là xong. Còn thời gian để ngâm một lọ chanh muối theo cách bình thường sẽ mất khá lâu thời gian, có khi đến cả tháng. Với cách ngâm hóa chất thế này, vừa tiết kiệm thời gian, mà chanh lại được bảo quản thoải mái, không sợ hỏng hay mốc.

Hà Anh (tổng hợp)

Trị đau dạ dày bằng phương pháp tự nhiênTrị đau dạ dày bằng phương pháp tự nhiênMỹ tố Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông để tạo “sự đã rồi”Mỹ tố Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông để tạo “sự đã rồi”Những yếu tố ảnh hưởng đến ham muốn phòng the không thể ngờNhững yếu tố ảnh hưởng đến ham muốn phòng the không thể ngờ

(Theo Vietnamnet)

Cứu sống trẻ 6 tuổi tổn thương gan thận do 112 vết ong đốt

Theo thông tin từ BS. Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực & Chống độc của Bệnh viện Nhi đồng 1, tuần qua, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tiếp nhận một trường hợp em Tr. M. S. 6 tuổi nam, ngụ tại Tháp Mười, Đồng Tháp, được chuyển viện với chẩn đoán ong vò vẽ đốt biến chứng tổn thương gan, thận.

Bị 112 vết ong đốt, trẻ suy gan thận

Khai thác bệnh sử ghi nhận em S. đi chơi cùng anh trai trong vườn trước nhà. Người anh thấy tổ ong trên cây nên lấy cây chọc phá tổ ong, làm đàn ong vò vẽ bay ra tấn công. Người anh chủ động bỏ chạy, trong khi người em không biết nên bị đàn ong tấn công. Ong đốt em khoảng 112 vết ở đầu, mặt, chân tay. Em la lên kêu cứu, người nhà gần đó lấy vợt, tàu dừa, xua đuổi đàn ong và đưa em khỏi nơi nguy hiểm. Người nhà nhanh chóng đưa em đến bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh. Tại đây trẻ được điều trị cấp cứu truyền dịch, xét nghiệm máu cho thấy trẻ bị tổn thương gan, thận nặng nên chuyển bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tại khoa Hồi sức Tích cực và chống độc, qua thăm khám ghi nhận trẻ lơ mơ, mạch nhẹ chi mát, huyết áp tụt, khó thở, vàng da vàng mắt, không có nước tiểu – vô niệu. Trẻ có 112 vết ong đốt ở đầu cổ, tay, lưng gây sưng phù, xét nghiệm cấp cứu với kết quả cho thấy suy gan với men gan tăng cao - ALT, AST tăng trên 4000đv/L (bình thường < 40đv/L), suy thận, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, tăng kali máu.

Lọc máu liên tục cứu sống trẻ bị ong đốt

Em được đặt nội khí quản giúp thở, chống sốc phản vệ với thuốc adrenalin, hydrocortisone, pipolphen, ranitidin, dịch truyền, và nhanh chóng chuyển khoa Hồi sức, được ekíp lọc máu tiến hành lọc máu liên tục. Sau 48 giờ lọc máu, tình trạng của em cải thiện hơn: tỉnh táo, bớt vàng da vàng mắt, tình trạng suy hô hấp cải thiện. Sau đó, em được cai máy thở và không cần thở oxy nữa.

so-cap-cuu-ong-dot

Nếu ong đốt mà bệnh nhân có những dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, khó thở, ngất xỉu, cần gọi cấp cứu ngay (Ảnh minh họa: Argonne Today)

Trẻ em vốn ham chơi nên việc bị ong đốt rất có thể xảy ra. Nếu chỉ là 1-2 vết đốt nhỏ và không gây tổn thương, không gây dị ứng, người thân có thể tiến hành sơ cứu gắp vòi ong, chườm đá và cho uống thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen là được. Nếu bị dị ứng nghiêm trọng hay có những dấu hiệu trầm trọng, cần nhanh chóng gọi cấp cứu. Sau đây là những hướng dẫn về cách sơ cứu, chăm sóc và điều trị cho trẻ bị ong đốt trên trang y khoa webMD mà có thể rất hữu ích cho các bậc phụ huynh và người thân.

Sơ cấp cứu dị ứng vết ong đốt/côn trùng đốtTheo trang webMD chuyên về sức khỏe, khi bị dị ứng cho côn trùng hay ong đốt, cần phải gọi ngay cấp cứu nếu như người bệnh có các triệu chứng sau:- Khó thở- Cảm thấy muốn ngất xỉu hay chóng mặt- Nổi mề đay- Lưỡi sưng phồng- Đối tượng từng có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vết côn trùng đốt

4-buoc-so-cuu-dieu-tri-ong-dot

4 bước sơ cứu và điều trị vết ong đốt

Trong trường hợp đối tượng bị ong đốt hay côn trùng đốt không có các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, thì có thể tiến hành sơ cứu như sau:Cách sơ cứu vết ong đốt/côn trùng đốt thông thường1. Loại bỏ côn trùng, vòi ong đốt bám trên daHãy làm sạch vùng bị đốt bằng cạnh của một miếng bìa hoặc lấy một vật có cạnh thằng để gạt côn trùng hay vòi ong ra.Đừng véo vào con côn trùng hay dùng nhíp, vì có thể bị nhiễm nọc độc của chúng.2. Làm dịu vết đốt- Dùng đá chườm vùng bị ong đốt hay côn trùng đốt- Nếu bạn bị đốt ở cánh tay hay chân, hãy nhấc cánh tay hoặc chân lên.- Hãy tháo bất kể đồ trang sức nào đang đeo ở khu vực xung quanh vết đốt. Tuy nhiên, nếu bị sưng, có thể hơi khó để tháo nhẫn hay vòng tay ra khỏi tay.3. Điều trị triệu chứng ong đốt/côn trùng đốt- Nếu bị đau, hãy dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen. Không dùng aspirin cho bất kể ai dưới 19 tuổi.- Nếu bị mẩn ngứa, hãy dùng antihistamine. Bạn cũng có thể pha hỗn hợp baking soda và nước hoặc với dung dịch calamine.4. Tiếp tục theo dõi người bị ong đốt/côn trùng đốt- Có thể mất từ 2-5 ngày mới khiến vùng bị ong đốt hay côn trùng đốt dịu lại. Hãy giữ sạch vùng da bị ong đốt hay côn trùng đốt để tránh nhiễm trùng.

so-cuu-ong-dot

Nếu vết ong đốt khiến da người bệnh bị sưng và mẩn đỏ, cần gọi cấp cứu ngay (Ảnh minh họa: lethow.com)

Khi nào cần gọi cấp cứu kể cả không dị ứng với ong đốt?Nếu bệnh nhân có bất kể triệu chứng nào hoặc từng có tiền sử với các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, kể cả khi không có triệu chứng thì cần phải gọi ngay cấp cứu:- Khó thở hoặc thở khò khè- Bị tắc nghẹn trong cổ họng hay cảm giác như đường thở bị đóng kín- Khan giọng hoặc nói khó khăn- Buồn nôn, đau bụng, và nôn mửa- Nhịp tim nhanh hoặc mạch đập nhanh- Da bị mẩn ngứa, sưng phồng hay mẩn đỏ nghiêm trọng- Hoảng loạn hoặc chóng mặt- Bất tỉnh

Nguyễn Vân

Răng sún có gây viêm nướu?

Con tôi 3 tuổi, bị sún 4 chiếc răng cửa (hàm trên) đã hơn 1 năm. Nhưng cách đây vài tuần cháu có bọng mủ ở nướu răng. Xin hỏi bác sĩ có phải do răng sún nên viêm nướu, điều trị thế nào? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bùi Thị Mai (thuymaixnt@gmail.com)

Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ, thường từ 1-3 tuổi. Răng cửa hàm trên hay bị sún hơn cả. Bắt đầu từ một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài. Răng dần mủn và tiêu đi, không đau nhức gì. Chỗ bị sún chỉ nông thôi chứ không sâu như lỗ răng sâu. Lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng. Lợi lúc đầu hơi cương cứng, chảy máu có mùi hôi, về sau trở lại bình thường. Một đặc điểm là đến thời kỳ này bệnh không phát triển nữa, chân răng còn lại có thể giữ mãi như thế 3-4 năm, cho đến lúc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Bệnh sún răng không gây viêm nướu. Nguyên nhân sún răng chưa rõ, người ta cho rằng phần lớn là do thiếu vitamin C hoặc những thành phần dinh dưỡng khác. Cách chữa răng sún cũng đơn giản. Nếu mới bắt đầu, thầy thuốc nha khoa sẽ nạo sạch chất mủn rồi hàn lại bằng nguyên liệu nha khoa để tái tạo hình dáng cũ của răng để nhai được bình thường. Hằng ngày nên cho trẻ uống thêm nước quả tươi để bổ sung vitamin C và chú ý giữ vệ sinh răng miệng, ngậm và súc miệng nước muối loãng. Tuyệt đối không nhổ răng sún vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch thành răng vẩu, răng khểnh rất xấu. Ngược lại, nếu răng sâu có thể gây lợi trùm cọ sát với răng, gây chảy máu hoặc viêm nướu nên có thể phải nhổ mới khỏi bệnh. Chị nên cho bé đi khám nha sĩ.

BS. Hoàng Văn Thái

Phát hiện sớm bệnh phổi bẩm sinh

Ở trẻ mới sinh, bệnh phổi bẩm sinh thường không được phát hiện sớm vì bệnh chỉ biểu hiện ở tuổi thiếu niên. Do đó, các bậc cha mẹ cần có hiểu biết về bệnh phổi bẩm sinh mới có thể phát hiện để đưa con đi khám và điều trị sớm.

Muốn phát hiện sớm bệnh, chúng ta cần nắm vững các triệu chứng của từng loại bệnh phổi bẩm sinh. Các bệnh phổi bẩm sinh hay gặp là: phổi biệt lập, nang phổi bẩm sinh, nang phế quản bẩm sinh, giảm sản phổi, giãn thùy phổi, dị dạng mạch máu phổi.             

Phát hiện sớm bệnh phổi bẩm sinh 1Tiêu bản một số tổn thương bệnh phổi bẩm sinh.

Bệnh phổi biệt lập: Là tình trạng một vài mô phổi nằm tách biệt riêng khỏi phần còn lại của phổi, tổ chức này không thông nối với đường thở và cũng không có chức năng hô hấp. Có hai loại phổi biệt lập: trong thùy chiếm khoảng 75% và ngoài thùy chiếm khoảng 25%. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không đặc hiệu như ho, ho ra máu, đau ngực, chẩn đoán hình ảnh có khối mờ hoặc dịch - khí đáy phổi trên phim Xquang ngực thông thường. Chẩn đoán xác định nhờ chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ thấy sự hiện diện của động mạch nuôi vùng tổn thương đáy sau phổi có nguồn gốc từ động mạch chủ. Điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật cắt bỏ phần phổi biệt lập này.

Nang phổi bẩm sinh: Tổn thương chính là trong nhu mô phổi có nhiều nang, bên trong những nang này chứa đầy dịch. Các nang này sẽ bị giãn rộng khi trẻ thực hiện các động tác thở đầu tiên. Khi các nang này bị giãn gây chèn ép mô phổi bình thường dẫn đến tăng gánh cho tim. Tiên lượng của bệnh tùy thuộc vào nang nhiều hay ít: nang càng nhiều, sự chèn ép càng lớn thì bệnh càng nặng. Trẻ sơ sinh mắc chứng bệnh này sẽ bị suy hô hấp thời gian ngắn sau khi sinh. Đây là dấu hiệu mà cha mẹ nếu phát hiện được cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán điều trị bệnh sớm cho con.

Nang phế quản bẩm sinh: Các nang này thường xuất hiện ở một thùy đơn độc và được lót bởi biểu mô trụ lông chuyển. Đặc biệt, các nang này rất dễ bị nhiễm khuẩn và viêm gây sự thông thương với cây khí phế quản. Khi đó có thể gây chèn ép đường thở, bệnh nhân có triệu chứng khò khè, thở rít hoặc có những cơn tím tái. Phát hiện được triệu chứng này cần cho trẻ khám để chẩn đoán bệnh phổi bẩm sinh. Khi trẻ lớn hoặc ở người trưởng thành có thể chỉ phát hiện các nang này tình cờ qua chụp Xquang phổi hoặc do nhiễm khuẩn phổi tái phát nhiều lần. Một vài nghiên cứu cho biết, các nang này có thể thoái hóa thành ác tính. Phương pháp điều trị triệt để là phẫu thuật cắt bỏ những nang này. Tùy từng trường hợp, ở một số vị trí có thể dùng kỹ thuật nội soi để loại bỏ nang.

Giảm sản phổi: Là tình trạng thiếu nhu mô phổi, nguyên nhân là do rối loạn ở giai đoạn đầu của bào thai. Có điểm đáng chú ý là bệnh giảm sản phổi hay đi kèm với các bệnh tim bẩm sinh như: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn lỗ bầu dục. Bệnh cũng hay đi kèm các bất thường dạ dày ruột như: không có hậu môn, dò khí quản - thực quản, có túi thừa Meckel. Vì vậy, những trẻ có các biểu hiện bệnh tim và phổi nói trên cần được khám để chẩn đoán cả bệnh phổi bẩm sinh. Nếu chỉ đơn độc một bệnh giảm sản phổi thì thường ít có triệu chứng. Một số trường hợp có nhiễm khuẩn hô hấp tái đi tái lại trong những năm đầu đời. Chẩn đoán dựa trên Xquang phổi hoặc chụp cắt lớp vi tính. Về điều trị, bệnh này ít khi phải can thiệp nếu không có bệnh tim bẩm sinh đi kèm. Trái lại, khi kèm các bệnh tim bẩm sinh thì phải can thiệp điều trị cả bệnh tim bẩm sinh.

Giãn thùy phổi bẩm sinh: Còn gọi là khí thũng thùy phổi bẩm sinh. Về mặt tổn thương, bệnh này không có tình trạng phá hủy thành phế nang như trong bệnh khí phế thũng phổi mà là tình trạng một thùy phổi bị giãn. Những trẻ mắc bệnh này trong năm đầu tiên của cuộc đời sẽ có tình trạng suy hô hấp nặng nhưng khó phát hiện nguyên nhân. Nguyên nhân thường gặp của bệnh này là thiếu sụn phế quản bẩm sinh gây tắc nghẽn thùy phổi; một số trường hợp do tình trạng đè ép phế quản từ bên ngoài gây bệnh. Bệnh nhi có biểu hiện tình trạng nguy cấp hô hấp với khó thở, thở nhanh, khò khè, ho, tím tái và các triệu chứng này nặng lên khi khóc, khi xúc động. Bệnh này cũng có đặc điểm là thường kèm theo với bệnh tim bẩm sinh. Điều trị cần cắt bỏ thùy phổi bị giãn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Giãn phế quản bẩm sinh: Bệnh này thường đi kèm với các bất thường bẩm sinh khác. Trong giãn phế quản bẩm sinh có tình trạng thiếu hoặc khiếm khuyết sụn ở phế quản gây ra tình trạng tăng thông khí, xẹp đường thở và giãn phế quản, gọi là hội chứng Williams - Campell. Có thể phì đại khí phế quản do yếu sụn, giảm thanh thải nhầy, nhiễm khuẩn gọi là hội chứng Mounier - Kuhn. Bệnh này có liên quan đến di truyền, giảm globulin Bruton liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X. Biểu hiện lâm sàng của giãn phế quản bẩm sinh là nhiễm khuẩn hô hấp tái phát. Chẩn đoán bằng chụp Xquang phổi và chụp cắt lớp. Phương pháp điều trị bệnh là dùng liệu pháp miễn dịch để bổ sung IgG, IgA.

Dị dạng mạch máu phổi: Bệnh liên quan đến bất thường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch phổi. Tổn thương hay gặp là tình trạng giãn động mạch và tĩnh mạch đơn dạng túi. Nguyên nhân do dị sản biểu mô trung gian giữa tiểu động mạch tiền mao mạch và tiểu tĩnh mạch. Các nhà chuyên môn cho rằng đây là bệnh di truyền theo gen trội. Triệu chứng bệnh: khó thở thì thở ra, thường phát hiện ở tuổi 40. Bệnh nhân có ho ra máu, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu. Chẩn đoán dựa vào phim chụp cắt lớp phổi có thuốc cản quang nhằm khảo sát hệ mạch máu phổi. Điều trị: hiện nay áp dụng phương pháp can thiệp mạch máu qua máy chụp mạch máu xóa nền.

BS. Đinh Lan Anh

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan sớm

Ung thư gan rất nguy hiểm bởi đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong số những bệnh ung thư phổ biến nhất.

Ung thư gan để lại rất ít cơ hội điều trị cho những người mắc bệnh. Thông thường, khi bệnh được phát hiện ra ở giai đoạn muộn, người bệnh chỉ có thể sống thêm được từ 3 - 6 tháng.

Để tránh xa căn bệnh ung thư gan, cách duy nhất là tiến hành ngay những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Ung thư gan tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ phòng ngừa.

Bên cạnh đó, việc nhận ra những dấu hiệu sớm của căn bệnh này cũng giúp ích rất nhiều cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị. Tuy các triệu chứng giai đoạn đầu của ung thư gan khá mơ hồ, không rõ ràng nhưng nếu chú ý thì bạn cũng có thể nhận ra.

Ung thư gan (Ảnh minh họa)

Ung thư gan (Ảnh minh họa)

1. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư gan giai đoạn đầu:

- Vàng da:

Vàng da là biểu hiện của tình trạng chức năng gan suy giảm. Khi các chức năng gan suy giảm dẫn tới hiện tượng bilirubin (sắc tố mật) tăng đột ngột trong máu khiến cho sắc tố da thay đổi.

Vàng da có thể là triệu chứng đầu tiên và thường thấy của nhiều căn bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, rối loạn chức năng gan.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây có thể xem là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh ung thư gan, vì thế nếu thấy mình có hiện tượng này thì nhất định không được chủ quan.

- Sút cân đột ngột:

Khi gan của bệnh nhân bị tế bào ung thư tấn công thường bị suy yếu, không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nên tạo thành cảm giác ăn uống không ngon miệng, bụng đầy trướng, lạo lực, ngấy đồ dầu mỡ, không hấp thụ chất dinh dưỡng.

Vì thế người bệnh thường bị giảm cân rất nhanh.

Đây chính là biểu hiện rất quan trọng cảnh báo bệnh ung thư gan giai đoạn đầu, vì thế nên coi trọng biểu hiện này để có thể tầm soát được bệnh kịp thời.

- Cảm giác khó chịu vùng gan:

Khi bắt đầu bị ung thư gan, người bệnh thường thấy có cảm giác khó chịu nhẹ ở vùng gan, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau, có thể sờ thấy gan trở nên to hơn bình thường.

- Nước tiểu sẫm màu hơn:

Khi gan có vấn đề, một lượng lớn bilirubin bị phá vỡ sẽ gây ra hiện tượng nước tiểu trở nên vàng sẫm thậm chí là màu nâu. Biểu hiện này khá bất thường và có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh về gan nên bạn đừng bỏ qua.

- Buồn nôn và nôn:

Ung thư gan sẽ dễ gây ảnh hưởng đến các chức năng của dạ dày, khiến người bệnh có các biểu hiện bất thường như buồn nôn, nôn hoặc chán ăn.

- Ngứa da:

Ngứa do ung thư gan xảy ra khi chức năng gan suy giảm khiến cho bilirubin trong cơ thể tăng cao gây ngứa da. Vì vậy, thấy cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhiều bạn nên cẩn thận.

- Cảm giác mệt mỏi triền miên: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi dai dẳng, không dứt, kèm với bất kỳ triệu chứng khác liên quan đến suy giảm chức năng gan, bạn có thể có nguy cơ bị ung thư gan.

2. Phòng tránh ung thư gan:

- Tiêm phòng virus viêm gan B: Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư gan chính là virus viêm gan b.

Việc tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B là phương pháp hiệu quả nhất để dự phòng ung thư gan, giúp bảo vệ được trên 90% trẻ em và người lớn.

Việc bảo vệ này sẽ kéo dài trong nhiều năm hoặc có thể suốt đời, giúp bạn loại bỏ được 1 nguyên nhân rất lớn gây nên bệnh ung thư gan.

- Đối với virus viêm gan C - một tác nhân nữa gây nên bệnh ung thư gan, vì hiện giờ chưa có vacxin dự phòng nên bạn cần trang bị một số kiến thức về con đường lây nhiễm căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh.

Những cách dưới đây sẽ bảo vệ bạn khỏi virus viêm gan C như là quan hệ tình dục có bảo vệ, không sử dụng chung bơm kim tiêm, nếu truyền máu nên yêu cầu sàng lọc HBV và HCV để tránh lây nhiễm...

- Kiêng rượu, bia: Đồ uống có cồn là một trong những chất ảnh hưởng đến gan nhiều nhất bởi nó trực tiếp gây áp lực lên gan trong quá trình thanh lọc chất độc mà bia rượu đem vào cơ thể.

Hạn chế rượu là hạn chế được bệnh xơ gan - một trong những nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát.

- Cẩn thận với các loại thuốc có hại cho gan: Một số loại thuốc sẽ gây hại cho gan vì thế bạn cần nhớ không tự ý dùng thuốc bừa bãi mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Đặc biệt đối với thuốc có thành phần aceminophen (tylenol và nhiều loại thuốc khác) nếu kết hợp với rượu sẽ tạo ra một hỗn hợp gây tổn thương gan, vì thế phải hết sức cẩn thận với loại thuốc này.

- Tránh xa các chất độc hại: Gan phải lọc mọi chất mà bạn tiêu thụ qua đường ăn uống, hít thở, thậm chí là bôi trên da. Vì vậy nếu bạn ăn đồ ăn chứa nhiều chất độc hại hoặc ở trong môi trường bị ô nhiễm khả năng gan bị tổn thương dẫn đến ung thư gan là rất cao.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời bệnh ung thư gan và nhiều căn bệnh khác.

(Theo Tri thức trẻ)

Không sử dụng Ipad trước khi ngủ bạn sẽ ngủ ngon hơn

Sử dụng một chiếc iPad hoặc máy tính bảng điện tử vào những giờ trước khi đi ngủ không chỉ ngăn cản bạn khó đi vào giấc ngủ, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của bạn vào ngày hôm sau, theo một báo cáo được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Dùng ipad vào buổi tối dễ gây mất ngủ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và Bệnh viện Phụ nữ phát hiện ra rằng ánh sáng phát ra bởi các thiết bị điện tử này làm ảnh hưởng đồng hồ sinh học của cơ thể, làm đồng bộ hóa nhịp điệu hàng ngày của giấc ngủ.

muon-ngu-ngon-dung-dung-ipad-truoc-khi-di-ngu

Không nên dùng ipad vào buổi tối, vì nó có thể khiến bạn khó ngủ

Kết quả là, người đọc sách điện tử qua iPad phải mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và ít tỉnh táo hơn vào sáng hôm sau so với khi họ đọc sách chữ in thay thế cho các thiết bị điện tử.

Trong nghiên cứu kéo dài hai tuần, 12 người đàn ông và phụ nữ đọc sách trên iPad vào thời điểm 04 giờ trước khi đi ngủ mỗi đêm cho 05 đêm liên tiếp. Nghiên cứu cũng theo thói quen sử dụng cùng một cuốn sách chữ in truyền thống. Khi đọc iPad, người tham gia ít buồn ngủ trước khi đi ngủ nhưng ít tỉnh táo vào sáng hôm sau, thậm chí đã ngủ được 08 tiếng đồng hồ qua đêm.

Mẹo giúp ngủ ngon giấc hơn

Nếu bạn là người có thói quen đọc trước khi đi ngủ bằng máy iPad của mình, đừng vội thất vọng. Các nhà nghiên cứu đã sáng chế iPad thế hệ mới ở độ sáng tối đa. iPad mới này có chế độ đọc sách ban đêm tiện lợi cho người đọc.

Để có một giấc ngủ ngon, nên giữ một lịch trình giấc ngủ và thức đều đặn. Giữ phòng của bạn mát mẻ vào ban đêm, hạ ánh sáng đèn xuống thấp dễ chịu. Tốt nhất một tiếng rưỡi trước khi đi ngủ tắt các thiết bị điện tử như máy tính, ti vi và rời ngay khỏi màn hình iPad.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

Cách loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô

Măng khô là nguyên liệu quen thuộc đối với các gia đình Việt. Từ măng khô, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn yêu thích như canh măng chân giò, măng nấu vịt, măng khô nấu sườn…. Thế nhưng, trong nguyên liệu hấp dẫn này, lại chứa độc tố tự nhiên gây ngộ độc cho người sử dụng gọi là glucozit. Chất này sinh acid xyanhydric, khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa.

Đặc biệt, khi một số cơ sở sản xuất măng khô đã dùng lưu huỳnh để sấy măng có màu vàng đẹp, không bị mốc, tạo vẻ bề ngoài bắt mắt cho sản phẩm của mình, gây nên tâm lý e ngại cho các chị em khi lựa chọn măng.

Trong chương trình Ngon và lành (VTC14), bác sĩ Trấn Khánh Hoàng, Phó chủ tịch Hội Đông y Nghệ An, cho biết: “Lưu huỳnh trước đây cũng được dùng để bảo quản thuốc bắc rất nhiều nhưng với tỷ lệ thấp. Hiện tại, các cơ sở sản xuất lạm dụng lưu huỳnh trong xông, sấy khô măng rất nhiều, nồng độ lưu huỳnh cao ảnh hưởng tới sức khỏe . Trong đó, có cả những chất như thạch tín gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn.”

Một số cơ sở sản xuất măng khô đã dùng lưu huỳnh để sấy măng có màu vàng đẹp, không bị mốc, tạo vẻ bề ngoài bắt mắt.

Theo tổ chức WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh không được vượt quá 20mg/kg sản phẩm. Nếu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chứa lưu huỳnh nồng độ cao lâu dài sẽ tổn thương về thần kinh, hành vi, hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, chức năng sinh sản, nhiễm độc máu, suy thận,…Chính vì vậy, khi lựa chọn măng làm thực phẩm cho gia đình, các bà nội trợ cần có kiến thức nhất định để lựa chọn và chế biến măng để loại bỏ các chất gây hại.

Tuy nhiên, chúng ta lại có những cách đơn giản để loại bỏ những độc tố tự nhiên và lưu huỳnh có trong măng khô:

– Không chọn mua măng có màu sắc quá bóng loáng hoặc màu sắc khác thường.

– Măng có mùi lạ, mùi lưu huỳnh bay ra. Măng nguyên chất có mùi măng thơm nhẹ do được phơi nắng.

– Măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc.

– Măng cầm có cảm giác mềm hoặc bẻ gãy được.

– Hạn chế mua măng trái mùa thu hoạch thông thường.

– Măng mua về ngâm vào nước lạnh trong thời gian khoảng 1 ngày, thay nước 1-2 lần.

– Sau đó tiếp tục rửa măng thật sạch, ngâm với nước vo gạo 60 – 90 phút.

– Cho măng vừa ngâm vào luộc. Trong quá trình luộc mở nắp nồi để độc tố bay hơi. Nếu có thể, luộc tiếp lần 2, vớt măng ra và để ráo nước.

– Măng không sử dụng hết, đậy kín để tủ lạnh ngăn mát trong 1 tuần hoặc 1 tháng đối với ngăn đá.

(Theo VTC news)

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Con trai tôi 5 tuổi, từ khi sinh cháu phát triển bình thường, nhưng gần đây thỉnh thoảng cháu bị chảy máu cam (mặc dù mỗi lần chảy không nhiều và tự hết) nhưng tôi rất lo. Xin hỏi vì sao trẻ bị chảy máu cam?

Nguyễn Văn Bình (binhnguyen@yahoo.com)

Chảy máu cam (chảy máu mũi) rất hiếm thấy ở trẻ dưới 1 tuổi nhưng lại hay thấy ở trẻ 2-3 tuổi trở đi, đến sau tuổi dậy thì lại càng ít gặp hơn. Có nhiều yếu tố thuận lợi có thể đưa đến chảy máu cam: viêm mũi, dị vật trong mũi, polyp mũi, chấn thương từ bên ngoài hoặc ngoáy mũi hay hỉ mũi quá mạnh; VA phì đại hay kèm sung huyết thì cũng có thể sinh ra chảy máu cam. Những trường hợp hiếm gặp hơn là giãn các tĩnh mạch nhỏ ở niêm mạc vách mũi có kèm theo ổ loét sẽ gây chảy máu cam tái phát nhiều đợt; Một sự kích động về tinh thần quá mức, một vận động thể lực quá sức trẻ có sẵn tổn thương ở mũi cũng có thể sinh ra chảy máu cam. Ngoài ra, bất cứ một trường hợp nào làm tăng huyết áp như trong một bệnh về tim mạch, bệnh về thận, thậm chí có một xúc cảm mãnh liệt cũng có thể bị chảy máu cam. Chảy máu mũi có thể xuất hiện trên một bệnh nhân dễ chảy máu. Chảy máu cam nếu kèm theo sốt cao đột ngột phải nghĩ tới triệu chứng sớm của một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như sởi, cúm, sốt xuất huyết và cần được thầy thuốc theo dõi. Vấn đề là cần biết cách xử lý khi trẻ chảy máu cam. Trước hết, nên đặt đứa trẻ nằm nghỉ hoàn toàn, chườm đá lên trán nếu có điều kiện, hoặc dùng một khăn lạnh chườm lên trán để gây một phản xạ co mạch làm đình chỉ hiện tượng chảy máu mũi. Hoặc dùng tay ép nhẹ hai cánh mũi vào nhau vài phút máu sẽ hết chảy. Bạn nên cho con đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và tư vấn cách điều trị hiệu quả.

BS. Trần Mạnh Toàn

Những thức ăn tối kỵ khi kết hợp cùng nhauNhững thức ăn tối kỵ khi kết hợp cùng nhauĂn quả này tăng trí nhớ, giảm bệnh tim mạch, chống ung thưĂn quả này tăng trí nhớ, giảm bệnh tim mạch, chống ung thưVì sao chiên rán bằng mỡ tốt hơn dầu hướng dương?Vì sao chiên rán bằng mỡ tốt hơn dầu hướng dương?

Quấn tã chặt có thể khiến trẻ bị bệnh khớp

Quấn tã quá chặt không chỉ khiến bé nóng bức, khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở khớp háng khi bé lớn lên.

Việc quấn tã chặt được cho là có tác dụng giúp bé khỏi giật mình, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy việc ép khớp háng của bé phải duỗi thẳng có thể khiến chân bé bị lệch trục.

Giáo sư Nicholas Clarke, Bệnh viện ĐH Southampton (Anh) cho biết, những đứa trẻ bị quấn tã chặt dễ bị loạn sản khớp háng (DDH) - một rối loạn bẩm sinh rất phổ biến ở trẻ làm gia tăng nguy cơ phải thay khớp háng khi đến tuổi trung niên hoặc bị thoái hóa khớp khởi phát muộn.

Theo giáo sư Clarke, cha mẹ nên đảm bảo tã lót đủ rộng để bé có thể co duỗi chân thoải mái trong 6 tháng đầu đời.

"Để khớp háng phát triển bình thường, hai chân của trẻ cần được để ở tư thế gấp ra ngoài ở khớp háng. Tư thế này cho phép khớp háng phát triển tự nhiên. Không nên quấn chặt để bắt chân của trẻ phải duỗi thẳng và ép sát vào nhau", ông Clarke chia sẻ trên tạp chí Archives of Disease in Childhood.

Quấn tã chặt có thể khiến trẻ bị bệnh khớp 1

  

Hoàng tử bé nước Anh George cũng được bó cả tay chân trong bức ảnh đầu tiên được công bố chính thức với công chúng. Ảnh: AFP.

Quấn tã bó chặt cả tay chân em bé từng rất phổ biến trước đây nhưng thói quen này gần đây đã bị loại bỏ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay ở Bắc Mỹ cứ 10 trẻ thì có tới 9 trẻ bị quấn tã. Còn ở Anh, xu hướng này tăng 61% trong những năm 2010-2011. Hoàng tử bé nước Anh George cũng được công nương Kate và Hoàng tử Williams quấn tã khá chặt khi xuất hiện trước công chúng.

Chuyên gia về giấc ngủ của bé, Jo Tantum cũng cho hay: "Có rất nhiều lời khuyên trái ngược về cách quấn em bé, nhưng theo tôi nếu quấn đúng cách và an toàn rất có lợi cho trẻ sơ sinh. Khi đã quấn bé cả tay chân, không nên phủ kín cả đầu, nhiệt độ phòng lý tưởng là từ 18 đến 22 độ C".

Cô Jo cũng khuyên các bà mẹ nên quấn cả cánh tay của bé để hạn chế phản xạ giật mình, trong khi phần chân của bé có thể nới rộng ra để bé có thể di chuyển dễ dàng, tránh những tổn hại đến phần hông.

Loại tã quấn em bé không nên chọn chăn hay tấm vải quá dày, điều này làm bé toát mồ hôi, nóng bức, khó chịu. Cần chọn chất liệu tã tự nhiên, có thể co giãn, thoáng khí.

Theo VnExpress